Vắc xin phế cầu hiệu quả trên chủng vi rút độc

Theo một nghiên cứu mới, việc đưa vào lưu hành một loại vắc xin tác dụng trên các tuýp huyết thanh phế cầu độc hại nhất đã giảm tỷ lệ trẻ bị mắc viêm phổi xâm lấn do các tuýp này gây ra. Đồng tác giả của nghiên cứu Tina Tan, giáo sư chuyên ngành nhi và bệnh nhiễm trùng thuộc trường đại học Northwestern ở Chicago đã phát biểu « Đây là một tin tức tốt »,

Tác giả chính, tiến sĩ John McLaughlin – nhà dịch tễ học của Pfizer, công ty sản xuất vắc xin cộng hợp phế cầu PCV13, đã trình bày kết quả tại Hội nghị dành cho các chuyên gia sức khỏe “IDWeek 2013”. Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo sử dụng PCV13 cho tất cả trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn có các yếu tố nguy cơ nhất định.

Sau khi lưu hành vắc xin cộng hợp 7 tuýp tại Hoa Kỳ vào đầu những năm 2000, tỉ suất bệnh viêm phổi xâm lấn trên trẻ em giảm xuống khoảng 70% nhưng tỉ suất gây bệnh của những tuýp huyết thanh không hiện diện trong vắc xin đã tăng hơn trước đó. Cụ thể, có sự gia tăng nhiễm trùng do tuýp 19A và liên quan mật thiết với tình trạng đề kháng kháng sinh.

Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho vắc xin PCV13 có tác dụng trên 7 tuýp huyết thanh hiện diện trong vắc xin PCV7 và các tuýp huyết thanh 1, 3, 5, 6A, 7F và 19A. Để đánh giá hiệu quả của PCV13, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ McLaughlin đã thu thập số liệu từ 8 bệnh viện nhi tại các vùng địa lý khác nhau và cùng thuộc nhóm giám sát phế cầu đa trung tâm của Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp mẫu nuôi cấy dương tính lấy từ các  vị trí vô khuẩn như máu, dịch não tủy, màng phổi, hoạt dịch, hoặc dịch màng bụng.

Bảng 1. Bệnh phế cầu xâm lấn do 13 tuýp huyết thanh có trong PCV13 gây ra

Năm

Tỷ lệ do 19A, %

Tỷ lệ do các các tuýp khác, %

2008/2009

37

66

2010

37

62

2011

28

48

 

Tỷ lệ bệnh phế cầu xâm lấn do các tuýp giảm khác nhau, phụ thuộc vào tuổi của trẻ. Từ 2008/2009 đến 2011 trong nhóm trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ bệnh viêm phổi xâm lấn do những tuýp huyết thanh có trong PCV13 giảm 44% (P< 0.01). Đối với trẻ trong nhóm 2-17 tuổi, tỉ lệ giảm là 17%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0.12)

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu. sự khác biệt chính ở 2 nhóm này chủ yếu do tuýp huyết thanh 19A, tuýp này ít gây bệnh trên trẻ dưới 2 tuổi đã được tiêm vắc xin nhưng gây bệnh đều đặn ở trẻ lớn hơn.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, vắc xin ít hiệu quả trên nhóm trẻ lớn vì nhóm này có ít trẻ được tiêm vắc xin. Mặc dù nhóm trẻ lớn có thể hưởng lợi ích gián tiếp từ việc chủng ngừa của nhóm dưới 2 tuổi đối với các tuýp huyết thanh khác nhưng lợi ích gián tiếp này không có tác dụng cho tuýp 19A vì tuýp 19A rất độc.

Bác sĩ Tian phát biểu “Giải pháp cho vấn đề này có thể là tăng cường chủng ngừa cho trẻ lớn. Các nhà lâm sàng cần phải nhận thức được điều này sao cho tất cả trẻ đều nhận đủ các liều đã khuyến cáo”.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nicholas Gross từ Đại học Loyola University Chicago: “Phát minh ra những vắc xin mới tác dụng trên vi khuẩn phế cầu giống như trò chơi mèo và chuột bởi vì vi khuẩn không ngừng tiến hóa. Ngoài ra, có những hạn chế khi so sánh sự bùng nổ dịch bệnh của một năm với năm kế tiếp vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mô hình nhiễm trùng như thời tiết, sự nghèo đói…”

 

Nguồn: Laird Harrison, Pneumoccocal vaccines work on virulent strains, 11/10/2013, http:www.medscape.com/viewarticle/812493

Người dịch: Tường Vy, Tổ thử nghiệm lâm sàng, Viện Pasteur Tp.HCM