Tiêm vắc xin trễ làm tăng nguy cơ co giật sau tiêm vắc xin

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trực truyến trên tạp chí Nhi khoa ngày 19/05/2014, tiêm mũi vắc xin sởi – quai bị - rubella (MMR) hoặc vắc xin sởi – quai bị - rubella – thủy đậu đầu tiên trễ hơn thời điểm trẻ được 15 tháng tuổi làm gia tăng trên 2 lần nguy cơ co giật sau tiêm vắc xin trên trẻ 2 tuổi.

Trong thực hành tiêm chủng, điều đó có nghĩa là tỷ suất bị co giật sau tiêm vắc xin tăng từ 3-4 trẻ/10.000 trẻ lên 7-9 trẻ/10.000 trẻ.

Tiến sĩ, bác sĩ Susan L. Hambridge thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe, Kaiser Permanente Colorado, Denver và cộng sự thực hiện phân tích trên một quần thể gồm 323,247 trẻ em Hoa Kỳ sinh từ năm 2004 đến năm 2008 có dữ liệu được lưu trữ trong Kho liên kết dữ liệu an toàn của vắc xin (Vaccine safety datalink database). Họ đã thực hiện phân tích trên hai liều đầu tiên của từng loại vắc xin được tiêm cho trẻ trong suốt 2 năm đầu đời và sự xuất hiện lần đầu tiên của cơn co giật.

Kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa thời điểm tiêm vắc xin và sự xuất hiện của cơn co giật sau tiêm trên trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ tỷ suất mới mắc trong vòng 7 - 10 ngày sau tiêm liều MMR đầu tiên trên nhóm trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi là 2.65 (95% khoảng tin cậy, 1.99 - 3.55) thấp hơn tỷ lệ tỷ suất mới mắc của nhóm đối tượng trong độ tuổi 16 – 23 tháng khi được tiêm liều MMR đầu tiên là 6.53 (95% khoảng tin cậy, 3.15 - 13.53). Trong trường hợp của vắc xin MMRV, tỷ lệ tỷ suất mới mắc trong vòng 7 - 10 ngày sau tiêm liều MMRV đầu tiên trên nhóm trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi là 4.95 (95% khoảng tin cậy, 3.68 – 6.66) cũng thấp hơn tỷ lệ tỷ suất mới mắc của nhóm đối tượng trong độ tuổi 16 – 23 tháng khi được tiêm liều MMRV đầu tiên là 9.80 (95% khoảng tin cậy, 4.35 – 22.06).

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguy cơ co giật gia tăng ²rất có thể do tác động lẫn nhau phức tạp giữa tính sinh miễn dịch của các loại vắc xin, tính nhạy cảm di truyền và sinh lý học của trẻ, sự trưởng thành dựa theo tuổi của hệ thống miễn dịch của trẻ; bởi vì hệ thống miễn dịch trưởng thành trong năm tuổi thứ 2 của trẻ dẫn đến khả năng đáp ứng mạnh hơn đối với các tác nhân kích thích miễn dịch như vắc xin.²

Tác giả kết luận, ²Nguy cơ co giật của trẻ đạt đỉnh trong độ tuổi từ 16- 18 tháng và không liên quan đến tình trạng chủng ngừa; vì vậy hoãn tiêm MMR hoặc MMRV đến độ tuổi này có thể tăng các trường hợp sốt co giật².

Nghiên cứu khác

Bác sĩ Geoffrey A. Weinberg thuộc Khoa Nhi, trường Y và Nha thuộc đại học Rochester, New York phát biểu trên chuyên mục Tin tức Y khoa của Medscape: ²Vắc xin MMR và MMRV trên thực tế có gây sốt co giật ở mức độ thấp, vì vậy đây là một nghiên cứu phức tạp. MMR và MMRV làm tăng nguy cơ co giật không phải là một phát hiện mới. Điểm mới chính là tiêm vắc xin MMR và MMRV ở lứa tuổi được khuyến cáo là 12 -15 tháng sẽ có nguy cơ co giật thấp hơn so với hoãn tiêm vắc xin đến sau 15 tháng².

MMR so với MMRV

Tại sao tiêm MMRV có nguy cơ co giật cao hơn tiêm MMR vẫn chưa rõ, bác sĩ Weinberg nói ông ấy đang tiến hành một nghiên cứu so sánh tiêm MMR và một vắc xin thủy đậu đơn giá với tiêm MMRV.

Khi kết hợp MMR và vắc xin thủy đậu thành MMRV, nhà sản xuất phải tăng liều vắc xin thủy đậu khi so sánh với vắc xin đơn giá thường quy. Bs. Weinberg phát biểu: ²Điều đó có nghĩa là bạn nhận được kháng thể bảo vệ chống lại bệnh sởi tốt hơn một chút so với việc bạn tiêm vắc xin đơn giá, từ đó gợi ra câu hỏi về việc vắc xin sởi có thể được hỗ trợ bởi tá chất ở một mức nào đó và bạn được bảo vệ chống lại bệnh sởi hiệu quả hơn².

Một trẻ được chỉ định tiêm MMR và vắc xin thủy đậu đơn giá hoặc tiêm MMRV có thể phụ thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm lịch tiêm chuyên biệt của tất cả các loại vắc xin cho tất cả trẻ và sự phản ứng của trẻ đối với việc tiêm quá nhiều mũi.

Bác sĩ Weinberg lưu ý, mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra sự gia tăng gấp đôi của nguy cơ co giật khi hoãn tiêm vắc xin  thì trong thực hành tiêm chủng hàng ngày đây vẫn chỉ là một nguy cơ thấp. ²Gấp đôi nguy cơ là gấp đôi của một số rất thấp, trong mỗi 10.000 trẻ, có thể có thêm 4 trường hợp co giật².

Một yếu tố quan trọng khác chính là nguy cơ co giật chỉ áp dụng cho liều đầu tiên, không áp dụng cho các liều sau đó.

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi dự án đánh giá và giám sát an toàn vắc xin với kế hoạch bảo hiểm sức khỏe của Hoa Kỳ, được tài trợ bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. Các tác giả và bác sĩ Weinberg không có bất kỳ mối liên quan tài chính nào.

 

Nguồn: Delaying childhood vaccines ups postvaccine seizure risks, Larry Hand

www.medscape.com/viewarticle/825333, 19th May 2014

Người dịch: Tường Vy, Tổ Thử Nghiệm Lâm Sàng, Viện Pasteur Tp.HCM