Những lợi ích tiềm năng của vắc xin ngừa cùm trên phụ nữ mang thai

Theo như kết quả 1 nghiên cứu được đăng trên tạp chí Hội Liên Hiệp Y Tế Canada, ngày 6 tháng 1 năm 2014, phụ nữ trong thời kì mang thai nếu sử dụng vắc xin ngừa cúm sẽ có tỷ lệ sinh con thiếu tháng hoặc nhẹ cân thấp hơn so với những phụ nữ mang thai không tiêm chủng vắc xin ngừa cúm. 

Alexandra Legge (Cử nhân khoa học tự nhiên- sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Dalhousie tại hạt Halifax, bang Nova Scotia, Canada) và các cộng sự đã đưa ra kết quả phân tích từ nguồn dữ liệu về sinh sản của trung tâm Nova Scotia Atlee trong 2 mùa cúm sau trận dịch H1N1- năm 2009. Theo đó, từ thời điểm ngày 1 tháng 11 năm 2010 đến 31 tháng 3 năm 2012, có tổng cộng 12,223 phụ nữ đã sinh con tại trung tâm này (không phân biệt em bé được sinh ra bình thường hay bị chết khi sinh) nhưng chỉ có 1958 phụ nữ mang thai trong tổng số tham gia tiêm chủng ngừa cúm. 


Các tác giả cho biết tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa cúm trong năm xảy ra dịch H1N1 (2009) lại khá cao, vào khoảng 64% nhưng tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa cúm năm ngay sau đó lại rất thấp, chỉ khoảng 16%, khá tương đồng với tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa cúm trước khi có dịch H1N1. 

Tổ chức y tế Canada và Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo phụ nữ có thai nên thực hiện việc tiêm chủng phòng ngừa cúm tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ (3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối thai kỳ đều có thể tiêm chủng). Ban Cố Vấn về Đáp Ứng Sinh Miễn Dịch của Trung Tâm Phòng Chống và Kiểm Soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ cũng hướng dẫn phụ nữ mang thai nên tiêm chủng vắc xin bất hoạt (chết toàn phần) ngừa cúm trong thời gian mang thai. 
Các tác giả người Canada này khi tiến hành phân tích số liệu gốc báo cáo rằng khả năng sinh non (sinh dưới 37 tuần của thai kỳ) hoặc thiếu cân (nhẹ hơn 5.5 lbs hay 2.49 kg) ở các thai phụ đã tiêm vắc xin ngừa cúm thấp hơn rất nhiều so với những thai phụ không tiêm chủng. Cụ thể, số liệu chưa xử lý cho thấy tỷ lệ trẻ sinh thiếu tháng ở phụ nữ mang thai có tiêm chủng là 0.75 (khoảng tin cậy 95%, giá trị p dao động trong khoảng 0.60 đến 0.93); tỷ lệ trẻ thiếu cân là 0.71 (khoảng tin cậy 95%, giá trị p dao động từ 0.54 đến 0.92). Và mặc dù sau khi các tác giả thêm vào các yếu tố gây nhiễu như độ tuổi mang thai, chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai, tình trạng có/không có hút thuốc lá và giới tính trẻ sơ sinh, kết quả vẫn cho thấy một tỷ lệ trẻ sinh non hoặc thiếu cân thấp hơn ở phụ nữ mang thai có tiêm chủng vắc xin. 


Các nhà nghiên cứu cho biết  “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vắc xin ngừa cúm trong thời kỳ mang thai không những mang lại lợi ích cho những người phụ nữ sắp làm mẹ, mà còn mang lại lợi ích tiền sinh sản cho các thai nhi cùng với khả năng bảo vệ cho các em bé sau khi sinh do có kháng  thể ngừa cúm  được truyền từ mẹ sang”. 


Vậy, làm sao để gia tăng tỷ lệ tiêm vắc xin ở phụ nữ có thai? 
Các nhà nghiên cứu này đã đề xuất về việc phổ biến những tác dụng hỗ trợ của vắc xin ngừa cúm cho thai phụ. Họ nói “tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa cúm ở phụ nữ có thai sẽ tăng lên đáng kể nếu như các bác sĩ/ tư vấn viên ở phòng khám thai tư vấn cho họ về vắc xin ngừa cúm cũng như những lợi ích mà vắc xin đem lại cho bản thân, và cho em bé sắp sinh” 


Bác sĩ Carolyn B. Bridges, đồng giám đốc điều hành chương trình tiêm chủng cho người lớn tại Trung Tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tại Atlanta, Georgia cũng đồng thuận với ý kiến trên. Tư vấn sức khoẻ sinh sản cho thai phụ là những nhà tiên đoán quan trọng bậc nhất về tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa cúm. Bác sĩ Bridges trả lời phỏng vấn trên tạp chí Y Học Medscape như sau “Thật ra, có sẵn vắc xin ngừa cúm tại phòng khám thai là hữu hiệu nhất, nhưng trong trường hợp không có sẵn vắc xin tại đó, những người tư vấn sức khoẻ sinh sản cho thai phụ sẽ góp phần làm gia tăng tỷ lệ tham gia tiêm chủng vắc xin ngừa cúm khi họ hướng dẫn, phổ biến về những lợi ích của vắc xin ngừa cúm cho thai phụ” 


Bác sĩ Bridges đưa ra thêm những kết quả nghiên cứu của Trung Tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kì liên quan đến truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng cúm cho thai phụ ở bất kì giai đoạn nào của thai kì như sau: từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013, nếu thai phụ được tư vấn tiêm chủng vắc xin ngừa cúm (có sẵn vắc xin tại phòng tư vấn): tỷ lệ tiêm sẽ là 70.5%; nếu thai phụ được tư vấn nhưng không được tiêm chủng (không có sẵn vắc xin ngừa cúm) thì tỷ lệ tiêm chủng là 46.3%; và nếu không được tư vấn tiêm chủng vắc xin ngừa cúm, thì tỷ lệ tham gia tiêm chủng chỉ khoảng 16.1% tương đồng với kết quả công bố từ nghiên cứu của nhóm tác giả người Canada. 


(1 đồng tác giả trong nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này nhận thù lao khi tham dự thảo luận y học được tài trợ bởi Sanofi Pasteur và 1 đồng tác giả báo cáo là đang tiến hành 1 thử nghiệm lâm sàng cho nhà sản xuất vắc xin ngừa cúm, được tài trợ bởi Sanofi và GlaxoSmithKline. Những tác giả khác và bác sĩ Bridges đã thông báo là không có mối lien hệ tà ichính nào với các hướng dẫn, tư vấn trên) 

Tạp chí Hội Liên Hiệp Y Học Canada, ấn bản online, phát hành ngày 6 tháng 1 năm 2014