Hỏi đáp về hiệu quả của các mũi tiêm vắc xin sởi
  1. Đã tiêm sởi 2 mũi, sau này có bị giảm kháng thể?
     


    Vaccine sởi có khả năng bảo vệ suốt đời. Krugman đã theo dõi tình trạng kháng thể của 70 trẻ sau tiêm vắc xin sởi. Hiệu giá kháng thể HI đạt 1/333 sau tiêm 1 tháng nhưng giảm còn 1:6 sau 13 năm, 13% có hiệu giá kháng thể HI còn 1:4, 10% còn 1:2 và 13% không phát hiện ra kháng thể. Trong khi đó, 47 trẻ sau khi bị bệnh sởi có hiệu giá kháng thể là 1:410 sau 1 tháng và giảm còn 1:22 sau 16 năm, chỉ có 4% có hiệu giá kháng thể còn 1:2 và không có trẻ nào không phát hiện ra kháng thể.


    Tuy nhiên, việc phát hiện và định lượng kháng thể còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm. Những mẫu không phát hiện ra kháng thể hoặc hiệu giá kháng thể HI thấp sau khi sử dụng phương pháp có độ nhạy cao hơn đã phát hiện ra hoặc định lượng được hiệu giá kháng thể cao hơn.
  2. Hiện có nước nào tiêm sởi nhắc lại ở người lớn?
    a.Việc tiêm sởi nhắc lại ở trẻ lớn hay người lớn chủ yếu để bảo vệ thành quả tiêm ngừa sởi của cộng đồng, nâng hàng rào bảo vệ miễn dịch cộng đồng trước nguy cơ dịch xâm nhập và bùng phát.

           b.Theo dữ liệu của WHO năm 2017, có các nước sau có chỉ định tiêm sởi nhắc lại ở người lớn:

 

Quốc gia

Vắc xin sử dụng

Lịch tiêm

Ghi chú

Panama

MMR

12 tháng, 18 tháng

 

MR

19 tuổi trở lên

Phụ nữ độ tuổi sinh sản, thời kì hậu sản

Colombia

MMR

1 tuổi, 5 tuổi

 

MR

11-39 tuổi

Khách du lịch, người nhạy cảm với bệnh sởi

Peru

MMR

12 tháng, 18 tháng

 

MR

5 tuổi trở lên

Người nhạy cảm với bệnh sởi, vùng biên giới, sân bay, du lịch đến vùng có nguy cơ

Oman

MMR

12 tháng, 18 tháng, 34 tuổi trở lên

Thời kì hậu sản khi trên 34 tuổi

Nga

Vắc xin sởi đơn

12 tháng, 6 tuổi, 18-55 tuổi

 

New Zealand

MMR

15 tháng, 4 tuổi

Người lớn nhạy cảm với sởi, quai bị  hoặc Rubella, tiêm lại sau suy giảm miễn dịch

 

               c. Đa số các nước trên thế giới tiêm 1-2 liều vắc xin chứa thành phần sởi (vắc xin sởi đơn, vắc xin sởi-quai bị, vắc xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin sởi-quai bị-rubella-thủy đậu). Một số quốc gia tiêm đến 3 liều vắc xin sởi cho trẻ em.

 

Quốc gia

Vắc xin sử dụng

Lịch tiêm

Canada

MMR hoặc MMRV

12-15 tháng, 18 tháng, 6 tuổi

Kuwait

MMRV

12 tháng, 24 tháng, 12 tuổi

Saudi Arabia

MMR

12 tháng, 18 tháng, 6 tuổi

UAE

MMR

12 tháng, 18 tháng, 5-6 tuổi

Indonesia

Vắc xin sởi đơn hoặc MR

9 tháng, 18-24 tháng, 7 tuổi

Cambodia

MR

  1. tháng, 9 tháng, 18 tháng
 
 
  1. Người đã tiêm vắc xin sởi nhưng không đáp ứng hoặc giảm kháng thể, nếu mắc sởi có nhẹ hơn không?

Có một tỉ lệ rất nhỏ trẻ không có đáp ứng kháng thể sau tiêm 2 liều vắc xin sởi, chiếm khoảng 3%, và các trẻ này có thể mắc bệnh sởi nếu phơi nhiễm với vi rút sởi. Các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân, có thể do hệ miễn dịch, tuy nhiên, cho dù các đối tượng này không có đáp ứng sau khi tiêm đầy đủ lịch tiêm 2 mũi, nếu sau đó có mắc sởi, triệu chứng cũng nhẹ hơn và tỉ lệ lây lan cũng thấp hơn. 

Nguồn: https://www.cdc.gov/measles/about/faqs.html

Nguồn: Plotkin’s vaccines. 7th edition, chapter 37, measle vaccines

  1. Có cần thiết phải tiêm mũi nhắc sởi cho tất cả các đối tượng sau khi đã tiêm đủ 2 mũi?
    Theo CDC, không cần thiết phải tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm 2 liều vắc xin do vắc xin có khả năng bảo vệ suốt đời.
     

 

 

      5.Ai và khi nào phải cần tiêm nhắc mũi sởi khi lớn lên?

Người lớn cần tiêm ít nhất 1 mũi sởi trừ khi họ đã có bằng chứng về miễn dịch (sinh ra trước 1957 hoặc có hồ sơ chứng minh đã tiêm MMR, từng có kết quả xét nghiệm miễn dịch (+) với sởi- ngay cả ca lâm sàng nếu không có kết quả xét nghiệm vẫn tính là chưa có bằng chứng miễn dịch). Trừ khi đã có bằng chứng miễn dịch rõ theo các tiêu chí trên thì không cần tiêm nhắc mũi sởi khi lớn, các trường hợp người lớn còn lại (bao gồm cả học sinh sau khi học xong phổ thông trung học, cán bộ y tế, du lịch) khi đi vào vùng có nguy cơ bị lây lan, cần tiêm 2 mũi sởi cách nhau ít nhất 28 ngày,   

Nguồn: https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/adult.html#note-mmr

Hoài Thu