Sởi là gì? Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút, thường xảy ra vào cuối mùa đông và mùa xuân. Bệnh khởi đầu với triệu chứng sốt kéo dài trong vài ngày, sau đó là ho, sổ mũi và viêm kết mạc mắt (mắt đỏ). Ban xuất hiện trên mặt, cổ sau đó lan xuống lưng, cánh tay và bàn tay, cũng như chân và bàn chân. Sau khoảng 5 ngày, các vết ban này nhạt dần đi theo đúng thứ tự xuất hiện. Bệnh sởi lây như thế nào? Bệnh sởi lây lan rất mạnh. Người nhiễm bệnh sởi có thể lây cho người khác ngay cả trước khi họ có triệu chứng bệnh – từ thời điểm 4 ngày trước phát ban cho đến 4 ngày sau khi phát ban. Vi rút sởi sống trong dịch nhầy ở mũi họng của người nhiễm bệnh. Khi họ ho hoặc hắt hơi, sẽ bắn các hạt nhỏ vào trong không khí. Các hạt này có thể gây nhiễm bệnh cho những người khác sau khi người nhiễm bệnh rời khỏi phòng đã 2 giờ đồng hồ. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào? Sởi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não và thậm chí có thể gây tử vong. Trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 20 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi thể nặng. Ở Mỹ, cứ 4 người không được tiêm chủng thì có 1 người mắc sởi phải nhập viện; trong 1000 người mắc bệnh sởi thì có 2 người bị phù não (viêm não), 1-2 người tử vong ngay cả khi được chăm sóc tốt nhất. |
|
Tại sao cần tiêm ngừa sởi?
Trước khi chương trình tiêm ngừa sởi bắt đầu ở Hoa Kỳ vào năm 1963, mỗi năm có khoảng 3-4 triệu người Mỹ mắc sởi trong đó: 400-500 ca tử vong, 48,000 ca nhập viện và 4,000 ca viêm não do sởi. Việc tiêm ngừa vắc xin sởi đã giúp giảm hơn 99% các ca sởi ở Mỹ so với thời kì trước tiêm ngừa.
Tuy nhiên, sởi vẫn là bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia khác, và vẫn tiếp tục du nhập vào Mỹ từ các khách du lịch (nội địa hoặc quốc tế) chưa được chủng ngừa và mắc sởi trong thời gian ở các nước khác. Sởi là bệnh lây lan mạnh nên bất cứ ai chưa được bảo vệ khỏi bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Những người chưa được chủng ngừa vì bất cứ lý do gì, bao gồm những cá nhân từ chối tiêm ngừa, có nguy mắc bệnh và lây lan cho những người khác trong đó có trẻ em chưa đến độ tuổi chủng ngừa và người mắc các bệnh lý chuyên biệt. Nếu ngừng tiêm chủng, số ca sởi sẽ tăng lên như thời kỳ trước tiêm chủng và hàng trăm người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến sởi.
Sởi vẫn là một vấn đề được quan tâm ở Mỹ?
Đúng vậy. Mỗi năm, bệnh sởi du nhập vào Mỹ từ các khách du lịch chưa được chủng ngừa và mắc sởi trong thời gian ở các nước khác. Họ có thể lây sởi cho những người chưa được bảo vệ và thỉnh thoảng có thể gây nên dịch. Điều này có thể xảy ra ở các cộng đồng có người chưa tiêm ngừa.
Phần lớn người dân Mỹ được bảo vệ khỏi bệnh sởi nhờ chủng ngừa, vì vậy số ca mắc sởi ở Mỹ không nhiều khi so sánh với thời kỳ chưa có vắc xin. Bệnh sởi đã được loại bỏ ở Mỹ từ năm 2000 (sự loại bỏ được định nghĩa là sự gián đoạn lây truyền bệnh sởi liên tục kéo dài trên 12 tháng). Sau khi việc loại bỏ bệnh sởi được công bố, số người mắc sởi được báo cáo hằng năm đã tăng lên từ 34 người năm 2004 lên 668 người năm 2014.
Tuy nhiên, vào những năm 2008, 2011, 2013 và 2014, số ca mắc sởi được báo cáo nhiều hơn so với những năm trước đó. Các chuyên gia thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) quy điều này cho các đợt dịch xảy ra ở các nước mà người Mỹ thường đến du lịch bởi vì mỗi năm những người chưa tiêm ngừa mắc sởi khi ra nước ngoài, sau đó mang vi rút trở về Mỹ. Vi rút sởi lây lan rộng hơn trong những năm gần đây do một số cá nhân từ chối tiêm chủng tập trung lại thành nhóm. Các nhóm nhạy cảm này tích lũy theo thời gian. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương khi có dịch nếu có người mang vi rút từ nước ngoài vào trong nhóm.
Nếu bệnh sởi đã bị loại bỏ ở Mỹ, tại sao tôi vẫn cần phải tiêm ngừa?
Tiêm chủng giúp Mỹ giảm bệnh sởi và các bệnh có thể ngăn chặn bằng vắc xin khác xuống mức rất thấp. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn còn rất phổ biến ở nhiều nơi khác trên thế giới. Khách du lịch đến Mỹ và người Mỹ chưa tiêm ngừa trở về sau chuyến du lịch từ các quốc gia khác có thể vô tình đem bệnh sởi vào Mỹ. Vì vi rút sởi lây lan rất mạnh, những trường hợp này có thể lây lan nhanh chóng, trở thành dịch trong cộng đồng chưa tiêm chủng hoặc trẻ em dưới độ tuổi tiêm chủng.
Để bảo vệ con em bạn, chính bản thân bạn và cộng đồng, việc tiêm chủng sởi đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể nghĩ mình ít có khả năng mắc sởi, tuy nhiên bệnh sởi vẫn đang hiện diện, và bất cứ ai chưa được bảo vệ đều có nguy cơ nhiễm bệnh tại Mỹ cũng như khi du lịch ở nước ngoài.
Tại Mỹ, vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella (MMR) cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại tất cả các dạng bệnh sởi, cũng như 2 bệnh do vi rút khác là quai bị và Rubella. 3 vắc xin này an toàn khi sử dụng chung. MMR là vắc xin sống giảm độc lực. Điều này có nghĩa là sau khi tiêm, vi rút sẽ phát triển và gây ra một nhiễm trùng vô hại ở người được tiêm chủng với rất ít các triệu chứng (nếu có). Hệ thống miễn dịch của người này sẽ chống lại nhiễm trùng gây ra bởi các vi rút giảm độc lực và tạo miễn dịch cho người được tiêm vắc xin.
Vắc xin MMR hiệu quả như thế nào?
Vắc xin sởi rất hiệu quả. Một liều vắc xin sởi có hiệu quả ngăn ngừa bệnh khoảng 93% và tiêm hai liều có hiệu quả bảo vệ đến 97%.
KHUYẾN CÁO
Tại sao tiêm vắc xin MMR sau khi trẻ được 1 tuổi?
Đa số trẻ sơ sinh Mỹ nhận được miễn dịch thụ động kháng lại sởi, quai bị, rubella do kháng thể từ mẹ truyền sang. Khi tiêm vắc xin, những kháng thể này sẽ tiêu diệt vi rút có trong vắc xin làm vắc xin mất hiệu quả. Vào thời điểm 12 tháng tuổi, đa số trẻ mất đi sự bảo vệ thụ động này.
Nên tiêm vắc xin MMR mũi 2 cho trẻ vào thời điểm nào là tốt nhất?
Trẻ nên tiêm 2 mũi vắc xin MMR: mũi thứ nhất vào thời điểm 12-15 tháng tuổi và mũi thứ hai khi 4-6 tuổi. Mũi thứ hai được phép tiêm vào bất kỳ thời điểm nào sau mũi thứ nhất ít nhất 28 ngày.
Người trưởng thành có cần tiêm vắc xin MMR?
Đa số người trưởng thành cần tiêm một liều vắc xin MMR dù dã được xác định có miễn dịch đối với bệnh sởi. Tuy nhiên, người có nguy cơ nhiễm sởi cao, bao gồm sinh viên, nhân viên y tế và khách du lịch cần tiêm 2 mũi MMR dù đã có miễn dịch với sởi.
Bằng chứng được công nhận về việc có miễn dịch đối với sởi bao gồm ít nhất 1 trong những điểm sau:
Những người đã tiêm vắc xin sởi vào những năm 1960 có cần phải tiêm nhắc lại?
Không cần thiết, Những người đã có giấy tờ chứng minh đã tiêm vắc xin sởi SỐNG vào những năm 1960 không cần tiêm nhắc lại. Những người được tiêm vắc xin sởi bất hoạt hoặc không rõ loại vắc xin sởi được tiêm trước năm 1968 cần được tiêm nhắc ít nhất một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực. Khuyến cáo này hướng đến bảo vệ những người được tiêm vắc xin sởi bất hoạt, loại vắc xin không hiệu quả sử dụng trong những năm 1963-1967.
Tại sao những người sinh trước năm 1957 được miễn tiêm vắc xin MMR?
Những người sinh trước năm 1957 đã trải qua nhiều năm của dịch sởi trước khi vắc xin sởi đầu tiên được cấp phép. Vì vậy, những người này hầu như đã từng nhiễm sởi. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng 95-98% những người sinh trước năm 1957 có miễn dịch đối với sởi.
THẬN TRỌNG VÀ NHỮNG PHẢN ỨNG PHỤ CÓ THỂ XẢY RA
Tôi đang mang thai 2 tháng. Con tôi 15 tháng tuổi, nếu tiêm vắc xin MMR cho bé thì có an toàn cho tôi không?
Có. Vi rút từ vắc xin sởi, quai bị, rubella không lây truyền từ người được tiêm vắc xin, vì vậy vắc xin MMR không phải là nguy cơ đối với thành viên đang mang thai trong gia đình.
Tôi đang cho bé 2 tháng tuổi bú mẹ. Tôi có nên tiêm vắc xin MMR hay không?
Có. Cho con bú không ảnh hưởng đến đáp ứng của vắc xin MMR và trẻ không bị ảnh hưởng bởi vắc xin do bú mẹ.
Con tôi 15 tháng tuổi, bé vừa tiếp xúc với người bị thủy đậu hôm qua. Hôm nay có nên tiêm vắc xin MMR cho bé hay không?
Có. Không nên trì hoãn lợi ích của việc tiêm vắc xin MMR hoặc bất kỳ vắc xin nào khác vì phơi nhiễm với bệnh bao gồm thủy đậu.
Các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm MMR là gì?
Phần lớn sau khi tiêm vắc xin MMR không gặp bất kỳ phản ứng phụ nào. Các phản ứng nếu xảy ra thường rất nhẹ như sốt hoặc phát ban. Hiếm gặp các phản ứng nặng hơn, bao gồm: sốt cao có thể gây co giật (tỉ lệ 1:3000), đau và cứng khớp tạm thời (đa số là ở thiếu niên, phụ nữ trưởng thành chưa có miễn dịch với rubella)
Ai không nên tiêm vắc xin MMR?
Một số người nên hoãn hoặc không nên tiêm vắc xin MMR:
Bất kỳ trường hợp nào trong những trường hợp trên nên hoãn hoặc không tiêm vắc xin.
VẮC XIN SỞI TẠI VIỆT NAM VÀ KHUYẾN CÁO
Tại Việt Nam, bên cạnh vắc xin MMR, còn có các loại vắc xin ngừa bệnh sởi khác bao gồm vắc xin ROUVAX và MVVAC chỉ ngăn ngừa bệnh sởi, vắc xin MR ngăn ngừa bệnh sởi và rubella và vắc xin PRIORIX, TRIMOVAXcó tác dụng ngừa các bệnh sởi, quai bị và rubella.
Do bệnh sởi chưa được loại trừ tại Việt Nam nên trẻ được khuyến cáo tiêm mũi vắc xin sởi đơn đầu tiên vào lúc 9 tháng tuổi (chương trình tiêm chủng mở rộng), tiêm mũi 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi. Mũi 2 có thể tiêm vắc xin kết hợp sởi – rubella (chương trình tiêm chủng mở rộng) hoặc sởi – quai bị và rubella để giảm số mũi vắc xin tiêm.
Nguồn: http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/measles/faqs-dis-vac-risks.htm
Tổng hợp: Linh Phương& Tường Vy, Đơn vị Thử Nghiệm Lâm Sàng, Viện Pasteur Tp.HCM