CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN VÀ VẮC XIN NGỪA PHẾ CẦU
Nguyên nhân gây bệnh Phế cầu là gì?
Bệnh phế cầu do vi khuẩn Phế cầu gây nên, vi khuẩn này có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tai, xoang, phổi và máu.
 
Có bao nhiêu người bị bệnh?
Hàng năm tại Hoa kỳ có hàng triệu người nhiễm bệnh. Không có con số chính xác vì số lượng quá lớn và bao gồm cả những trường hợp bệnh nhẹ (như nhiễm bệnh ở tai và xoang) cho đến những trường hợp bệnh nặng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não mà tỷ lệ tử vong có thể hơn 30%.
 
Bệnh có thể điều trị hết không?
Có, hầu hết các trường hợp có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh phù hợp nếu được chỉ định kịp thời. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần biết là ngay cả khi được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh phù hợp, tỷ lệ tử vong vẫn cao ở bệnh nhân lớn tuổi hay bệnh nhân bị đái tháo đường, tim mạch hay bệnh phổi mãn tính. Chính vì vậy việc phòng bệnh (nếu có thể) thì tốt hơn rất nhiều so với việc chờ đến khi nhiễm bệnh mới điều trị.
Điều gì có thể xảy ra nếu bị nhiễm bệnh Vi khuẩn phế cầu có thể gây bệnh nghiêm trọng. Phổ biến nhất là bệnh viêm phổi do phế cầu, là dạng phổ biến nhất của bệnh viêm phổi nặng. Bên cạnh đó, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm màng não - nhiễm khuẩn màng bọc của não. Những bệnh do phế cầu phổ biến khác bao gồm viêm xoang và viêm phế quản.  
 
Bệnh do phế cầu khuẩn có thể gây tử vong không? Có, bệnh do phế cầu khuẩn gây ra hàng ngàn trường hợp tử vong hàng năm tại Hoa Kỳ.
 
Phế cầu khuẩn gây bệnh như thế nào? Phế cầu khuẩn có trong hơi thở của nhiều người. Vi khuẩn này lan truyền qua ho, hắt hơi và các chất tiết đường hô hấp khác. Vi khuẩn phế cầu cũng có thể sống trong thời gian ngắn trên các bề mặt. Những vi khuẩn này, cùng với nhiều loại khác đặc biệt phổ biến ở những nơi mà mọi người – đặt biệt là trẻ em nhỏ - tiếp xúc gần gũi với nhau. Nhà trẻ, trường học và các cơ sở chăm sóc dài hạn là những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh phế cầu cao.   
 
Tôi có thể lây bệnh cho ông bà hay trẻ nhỏ trong gia đình không?
Có, bệnh phế cầu có thể lan truyền đến bất cứ ai không có miễn dịch. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những người xung quanh là đảm bảo những người trong gia đình được tiêm ngừa theo lịch khuyến cáo. Những người cần tiêm ngừa bao gồm trẻ dưới 6 tuổi, người già từ 65 tuổi trở lên và những người có yếu tố nguy cơ.
 
Triệu chứng của bệnh là gì?
Triệu chứng của các bệnh do phế cầu thay đổi tùy theo theo từng cơ quan trong cơ thể nhiễm bệnh. Nếu phổi bị nhiễm bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, thở ngắn, ho và đau ngực.
 
Ai có thể bị bệnh do phế cầu khuẩn? Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh phế cầu; tuy nhiên trường hợp nặng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và những có bệnh mãn tính.
 
Có những chủng tộc nào hoặcnhóm dân tộc thiểu số nào có nguy cơ đặc biệt với bệnh do phế cầu khuẩn?
Bệnh do phế cầu khuẩn có thể tấn công bất kỳ ai, không kể chủng tộc hay sắc tộc. Tuy nhiên một số chủng tộc và nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ví dụ, ở người từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ tiêm chủng ở người da trắng cao hơn so với người da đen, Tây Ban Nha và người Châu Á. Ở người từ 19-64 tuổi có yếu tố nguy cơ, tỷ lệ tiêm chủng ở người da trắng và da đen tương đương nhau, và cao hơn nhóm người Tây Ban Nha và người Châu Á. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến hơn ở một số chủng tộc và nhóm sắc tộc khiến họ có nguy cơ cao bị bệnh nặng nếu nhiễm bệnh do phế cầu. Ví dụ, bệnh tiểu đường phổ biến hơn ở người da đen , gốc Tây Ban Nha , người Mỹ , và Thổ Dân Alaska so với người da trắng.
 
Phòng bệnh do phế cầu khuẩn như thế nào?
Bệnh do phế cầu có thể gây bệnh cảnh nặng và có thể tử vong. Các thể bệnh nặng là viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.Cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh này là tiêm ngừa vắc xin.
 
Vắc xin có tác dụng không?
Tại Hoa Kỳ, có hai loại vắc xin ngừa bệnh do phế cầu. Cả hai loại đều hiệu quả và an toàn. Ở người từ 65 tuổi trở lên, tiêm ngừa vắc xin cho thấy có thể giảm đến 45% nguy cơ viêm phổi do các týp huyết thanh có trong vắc xin và giảm 75%nguy cơ viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Ở trẻ nhỏ, tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu rộng rãi đã giảm số ca bệnh đến 99% ở trẻ em và làm giảm số ca nhiễm bệnh ở các nhóm tuổi khác.
 
Không có vắc xin dành riêng cho trẻ em phải không?
Vắc xin dành cho trẻ nhũ nhi và trẻ em là rất quan trọng và đôi khi cứu sống trẻ. Tuy nhiên các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin tác động đến cả thanh tiếu niên khỏe mạnh và người lớn. Những ví dụ đầu tiên là cúm; các bệnh do phế cầu khuẩn– có thể gây viêm phổi trung bình cho đến nặng; và ho gà - bệnh đang tăng lên ở Hoa kỳ và mới đây gây dịch ở bang California. 3 loại bệnh này không những có thể những gây bệnh có thể lây truyền tới những nhóm đối tượng dễ tổn thương hơn như trẻ nhũ nhi nhỏ - đối tượng thường phải nhập viện và thậm chí có thể tử vong (cúm và ho gà), mà những bệnh này còn có liên quan đến những cơn đau tim ở người già từ 65 tuổi trở lên (cúm và viêm phổi). Vắc xin là cho tất cả mọi người.
 
Ai cần tiêm vắc xin ngừa bệnh phế cầu?
Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên cần tiêm vắc xin ngừa phế cầu. Những người trẻ hơn 65 tuổi cần tiêm vắc xin ngừa phế cầu nếu rơi vào một trong những nhóm nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu nghiêm trọng: Bệnh phổi mãn tính (bao gồm hen suyển), bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính, nghiện rượu, bệnh hồng cầu hình liềm, người cắt lách, bất kỳ tình trạng tổn thương hệ thống miễn dịch nào, bệnhthận mãn tính, hay có cấy dụng cụ trợ thính, dò dịch não tủy. Thêm vào đó, những ai những người hút thuốc lá cũng cần tiêm vắc xin phế cầu.
 
Bao lâu cần tiêm ngừa một lần?
Số liều và thời gian tiêm tùy thuộc vào tuổi của bạn và các yếu tố nguy cơ. Tốt nhất là cần trao đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định điều gì là đúng cho bạn. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên hay từ 19 đến 64 tuổi màcó yếu tố nguy cơ như bệnh tim, phổi hay gan, đái tháo đường, vấn đề về thận … cần trao đối ngay với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt và tiêm vắc xin.
 
Đã tiêm vắc xin thì có cần tiêm nữa không?
Có, ở một vài trường hợp. Năm 2013 và 2014, Trungtâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa kỳ (CDC) có một vài khuyến cáo mới về việc tiêm ngừa vắc xin phếcầu cho người từ 65 tuổi trở lên và người lớn từ 19-64 tuổi có vấn đề về hệ miễn dịch. Số liều và thời gian tiêm vắc xin ngừa phế cầu tùy thuộc vào tuổi và các yếu tố nguy cơ. Tốt nhất là cần trao đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định điều gì là đúng cho bạn.
 
Làm sao tôi biết các vắc xin là an toàn? Có khả năng vắc xin gây bệnh không?
Vắc xin được kiểm tra rất kỹ từ các thử nghiệm lâm sàng trước khi được cấp phép lưu hành. Thêm vào đó, Hệ thống báo cáo biến cố bất lợi của vắc xin (VAERS)–  hệ thống giám sát an toàn vắc xin của quốc gia được tài trợ bởi CDC và FDA, tiếp thục theo dõi tính an toàn của vắc xin trong nhiều năm.
Hai loại vắc xin sử dụng ở Hoa Kỳ đã được thử nghiệm rộng rãi và chứng minh an toàn trênnhiều triệu người ở Hoa Kỳ.
 
Tôi đã tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh phế cầu nhưng vẫn bị viêm phổi. Có phải là vắc xin không có tác dụng không?
Không phải là vắc xin không có tác dụng. Bệnh viêm phổi có thể do nhiều loại vi khuẩn gây ra ngoài phế cầu khuẩn, và vắc xin không có tác dụng với tất cả các loại vi khuẩn khác đó. 
Vắc xin sử dụngcho người lớn trong nhiều năm qua bảo vệ cơ thể chống lại 23 týp phế cầu khuẩn – mà những týp này gây hầu hết các trường hợp bệnh– nhưng vẫncó những týp phế cầu khuẩn khác không có trong vắc xin. Gần đây, một loại vắc xin phế cầu cộng hợp được khuyến cáo sử dụng cho người từ 65 tuổi trở lên hay những người từ 19 đến 64 tuổi nhưng có những yếu tố nguy cơ như có bệnh tim, gan, phổi, đái tháo đường hay tổn thương hệ thống miễn dịch. Hai loại vắc xin khuyến cáo dùng cho người lớn ở Hoa kỳ gây giảm đáng kể các bệnh viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết  do phế cầu khuẩn.
 
Bác sỹ của tôi khuyên tôi nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Tại sao tôi cần tiêm cả 2 loại vắc xin?
Vắc xin cúm và vắc xin phế cầu bảo vệ cơ thể chống lại 2 loại bệnh khác nhau, cả 2 loại đều có thể gây bệnh nghiêm trọng, đe doạ tính mạng, và cả 2 đều có thể gây bệnh ở phổi. 
 
Vi rút cúm là vi rút mùa đông, có thể lây nhiễm ở cả những người khỏe mạnh, thể nặng có thể nhập viện.
Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi và các bệnh khác như nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Nó hay gây viêm phổi như là một biến chứng sau nhiễm cúm. Do vậy bạn có thể hiểu tại sao việc tiêm ngừa vắc xin phòng cả hai loại bệnh cúm và bệnh do phế cầu là quan trọng. Cả 2 loại vắc xin đều rất an toàn.
 
Nguồn: http://www.adultvaccination.org/vpd/pneumococcal/expert-qa
Người dịch: Ý Uyên – Đơn vị Thử Nghiệm Lâm Sàng – Viện Pasteur Tp.HCM